Phòng Quản lý Công nghiệp

Lãnh đạo đơn vị:

Trưởng phòng: Phạm Bá Lâm
 
Phó trưởng phòng: Nguyễn Diệu Tiên
 
       Chức năng nhiệm vụ:

1. Về công nghiệp cơ khí, luyện kim và công nghiệp điện tử:

Tham mưu xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, chính sách phát triển ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp điện tử; phát triển các sản phẩm cơ khí, điện tử trên địa bàn tỉnh.

2. Về công nghiệp hỗ trợ: 

Tham mưu xây dựng, trình ban hành và phối hợp với các cơ quan liên quan  tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

3. Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường):

a) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản sau khi được phê duyệt theo thẩm quyền;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh lao động trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh;

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và các bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của các dự án khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) theo quy định của pháp luật về xây dựng;

d) Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh khoáng sản trên địa bàn; phối hợp thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất, kinh doanh khoáng sản; các điểm khai thác, vận chuyển, chế biến, các bãi tập kết, mua bán khoáng sản nhằm phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng sản xuất, kinh doanh khoáng sản trái phép.

4. Về hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp:

a) Tổ chức thực hiện, chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và phối hợp thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Thẩm định và cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp cho tổ chức, cá nhân;

d) Cấp, cấp lại hoặc thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;

đ) Huấn luyện, kiểm tra huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp được phân công, phân cấp tại Luật hóa chất, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản pháp luật có liên quan.

5. Về công tác quản lý an toàn đối với ngành thuộc lĩnh vực Phòng Quản lý công nghiệp quản lý:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan của tỉnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan của tỉnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, an toàn trong quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hàng hoá nguy hiểm và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn; huấn luyện an toàn hóa chất; công tác tập huấn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, người áp tải, người xếp, dỡ, thủ kho trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định;

6. Về bảo vệ môi trường và phát triển công nghiệp môi trường:

a) Xây dựng và trình ban hành các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường và ưu đãi, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp môi trường phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện của địa phương;

b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương tại địa phương theo quy định;

c) Chủ trì thực hiện Đề án phát triển công nghiệp môi trường, các nhiệm vụ phát triển công nghiệp môi trường và kinh tế tuần hoàn, các chương trình, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu ngành công thương trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

d) Thực hiện thu thập, tổng hợp thông tin về các chỉ tiêu thống kê môi trường thuộc phạm vi ngành công thương;

đ) Định kỳ hàng năm tổng kết, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan tình hình thực hiện phát triển công nghiệp môi trường của địa phương theo quy định.

7. Về công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:

a) Triển khai thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển ngành sau khi được phê duyệt, gồm: Công nghiệp tiêu dùng (dệt - may, da - giầy, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa); công nghiệp thực phẩm (rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ);

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp;

8. Về khuyến công:

a) Chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương;

b) Xây dựng, trình ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về công tác khuyến công phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện tại địa phương; tham mưu cấp có thẩm quyền bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công trên địa bàn;

c) Xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình khuyến công địa phương. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triển khai kế hoạch, đề án, nhiệm vụ khuyến công hàng năm trên địa bàn; chịu trách nhiệm tổ chức nghiệm thu và kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí khuyến công đảm bảo đúng đối tượng, mục đích và các quy định hiện hành;

d) Tham mưu trình cấp có thẩm quyền cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao năng lực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương thực hiện nhiệm vụ về khuyến công; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, cộng tác viên làm công tác khuyến công địa phương;

đ) Theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan về công tác khuyến công tại địa phương theo quy định.

9. Về cụm công nghiệp:

a) Thực hiện chức năng cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh theo Quy chế quản lý cụm công nghiệp và theo quy định của pháp luật liên quan;

b) Xây dựng, trình và tổ chức thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, dự toán kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp, giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông;

c) Chủ trì thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp;

d) Đầu mối tiếp nhận, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, và dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.

đ) Chủ trì đánh giá thực hiện phương án phát triển, chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp; xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn.

e) Phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý vi phạm, vấn đề phát sinh về cụm công nghiệp.

10. Về tiểu thủ công nghiệp:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình và tổ chức hướng dẫn, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tập thể, hợp tác xã ngành công thương, làng nghề tiểu thủ công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

11. Về sản xuất và tiêu dùng bền vững:

Tổ chức thực hiện Chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh.

12. Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

13. Về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa:

a) Chủ trì, tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (thuộc lĩnh vực phòng Quản lý công nghiệp quản lý);

b) Phối hợp kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý(thuộc lĩnh vực phòng Quản lý công nghiệp quản lý).

14. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành công thương trên lĩnh vực công nghiệp đối với các phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế - Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố.

15. Giải quyết thủ tục hành chính thuộc phòng Quản lý Công nghiệp.

16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.